Cách vần gà chọi là kỹ thuật vô cùng quan trọng để gà luôn khỏe mạnh và đá hay hơn. Cùng SV368 tìm hiểu quy trình và những lưu ý khi thực hiện ngay dưới đây nhé!
Cách vần gà chọi hiệu quả và đơn giản nhất tại nhà
Cách vần gà chọi là kỹ thuật vô cùng quan trọng mà bất cứ sư kê nào cũng cần biết để chăm sóc và huấn luyện cho chú gà chiến của mình. Để gà của bạn khỏe mạnh, sung sức hơn thì ngoài yếu tố dinh dưỡng cơ bản thì còn cần phải quan tâm đến chế độ luyện tập, vần đòn, vần hơi. Cùng với Sv368bet.xyz đi tìm hiểu chi tiết hơn về cách vần gà chọi sao cho hiệu quả nhất.
Cách vần gà chọi có tác dụng gì?
Vần gà đá là một kỹ thuật quan trọng và cần thiết. Dưới đây là những lợi ích từ việc vần gà chọi đúng cách mà anh em cần tham khảo:
- Giúp gà luôn khỏe mạnh, tăng sức chiến đấu, chịu đòn và dẻo dai hơn.
- Kết hợp cách vần gà chọi và om bóp gà sẽ giúp da gà dày có màu đỏ đẹp hơn. Cách này sẽ giúp chiến kê hạn chế được các đòn đánh từ đối thủ, giúp chống xây xước, tăng khả năng chịu đòn.
- Vần gà chọi đúng cách sẽ giúp chúng ít khi bị bệnh
Có những cách vần gà chọi nào?
Có nhiều kỹ thuật vần gà chọi khác nhau để bạn có thể áp dụng. Dưới đây là 4 cách phổ biến nhất:
Kỹ thuật vần hơi
Cách vần gà chọi này an toàn khi gà không có những vết thương ở mỏ, cựa hoặc các vết cấu. Anh em sẽ bịt cựa và mỏ gà lại khi vần hơi. Cách này sẽ giúp chiến kê không bị trống hơi và tác động mạnh tới hệ tuần hoàn, hô hấp, cơ bắp của gà. Cường độ vần hơi từ 3 – 5 hồ (mỗi hồ khoảng 10 – 15 phút) và nên thực hiện từ 3- 6 ngày một lần là tốt nhất.
Xem thêm: Đá gà SV368 – Bộ môn đá gà được yêu thích nhất
Kỹ thuật vần đòn
Cách vần gà chọi này sử dụng những đòn lối giống như một trận đá bình thường. Cách vần đòn thường sẽ có đòn nặng nên tình trạng chảy máu, trầy xước là rất dễ xảy ra. Do đó, sư kê nên chú ý tới cường độ, thông thường là từ 1 – 3 hồ và cho gà nghỉ nhiều hơn sau mỗi lần vần đòn.
Vần gà chọi bằng tay xoa bóp
Anh em sẽ thực hiện các động tác xoa bóp hoặc động tác bay nhảy nhằm giúp cho các khối cơ co bóp, giảm thiểu các chất độc hại trong cơ thể. Kết hợp co bóp, mát xa cùng với các bài tập nhảy, bay khi tung gà lên xuống để giúp hiệu quả cao hơn.
Vần gà chọi bằng cách chạy lồng
Bằng cách này, bạn sẽ dùng các loại lồng chạy chuyên dụng gồm 2 phần. Bạn sẽ nhốt con gà cần huấn luyện vào trong và nhốt một con gà chọi khác ở bên ngoài để nó chạy xung quanh cái lồng. Hai con gà ở ngoài và trong sẽ chạy xung quanh để tìm cách lao vào nhau. Cách này sẽ giúp sức khỏe của gà được cải thiện mà không sợ bị ảnh hưởng.
Xem thêm: Mẹo Đá Gà Cựa Dao – Đá Gà Trực Tuyến Năm Mới
Vần gà chọi bằng kỹ thuật om bóp nghệ
Om bóp vào nghệ cũng là một kỹ thuật quan trọng để chiến kê có sức khỏe, lì đòn hơn. Thời gian bắt đầu om là sau khi cắt tai tích và tỉa lông xong.
Bạn sử dụng hỗn hợp nghệ (giã nhỏ, xay mịn) cùng với xuyên khung thái nhỏ, long nhãn, rượu trắng, thêm ít phèn chua trộn lại với nhau ngâm trong vòng 1 tháng rồi mới đem ra om bóp cho gà.
Cách làm vô cùng đơn giản, bạn dùng chổi sơn quét đều lên da gà (những chỗ đã được tỉa lông) sau đó thả gà ra để nó tự do hoạt động cho tới khi da khô lại thì nhốt gà đi ngủ. Sáng hôm nay, bạn dùng chiếc khăn ngâm nước nóng, vắt khô đi 50% rồi đắp lên cơ thể gà, nơi đã quét nghệ vào tối qua.
Cách vần gà chọi chiến, gà đá C1 theo từng độ tuổi
Anh em có thể tham khảo một số cách vần gà mà chúng tôi chia sẻ dưới đây để áp dụng.
Cách vần gà chọi vụ lông 1
Gà chọi tơ đang còn nhỏ và đang còn thay lông nên khi thực hiện các kỹ thuật vần đòn hay vần hơi cần phải thật cẩn thận để không làm ảnh hưởng tới lông gà. Các sư kê nên áp dụng những bài tập vần hơi từ nhẹ tới nặng để gà thích nghi dần dần.
Ở giai đoạn này, anh em nên tìm thêm một chú gà cùng trạng, cùng cân nặng rồi quấn chân lại để hai con đánh đòn với nhau khoảng 1 hồ. Sau đó nâng độ khó lên từ từ bằng cách quấn chân, bịt mỏ hai chú gà cùng trạng quần nhau khoảng 3 hồ. Cứ như vậy, sau mỗi kỳ vần đòn, chúng ta sẽ tăng độ khó lên dần dần.
Cách vần gà chọi vụ lông 2
Cách vần gà chọi lông 2 cũng cần đi từ mức độ nhẹ tới nặng và phải từ từ nếu không sẽ hỏng gà. Tốt nhất là trước khi cho gà luyện tập, anh em nên thường xuyên đập tay để gân gối và cơ bắp của chiến kê cứng cáp hơn.
Trong quá trình vần gà chọi vụ lông 2 cần lưu ý một vài điều như sau:
- Nên thả gà ra chuồng lớn để nó tự do đi lại trước khoảng 5 ngày đồng thời xả nghệ luôn.
- Sau mỗi kỳ vần đòn hay vần hơi, ngâm chân cho gà bằng nước lạnh từ 5 – 10 phút để chân không bị sưng cụm bàn. Sau khi ngâm chân xong thì nhỏ mắt cho gà để loại bỏ cát sạn, tránh đau mắt.
- Dùng tay om bóp 2 lần/ngày để tan đòn sau mỗi kỳ vần gà.
- Sau khi thực hiện kỹ thuật vần đòn xong 23 – 4 ngày thì cho gà chạy lồng và mát xa để rèn luyện thể lực. Cường độ tập luyện còn tùy thuộc vào thể trạng của chiến kê.
- Sau khi vần xong, bạn cho gà đá ăn cơm trộn với thóc khoảng 1 – 3 ngày.
- Mỗi ngày nên om bóp bằng hỗn hợp rượu om gà và quét vào chân quản của gà để chân không bị khô cứng mất đi sự linh hoạt.
Xem thêm: Gà Mã Lai Là Gì? Có Nên Nuôi Gà Mã Lai Hay Không?
Lời kết
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách vần gà chọi chuẩn xác nhất để anh em tham khảo. Để những chú gà của mình khỏe mạnh, dẻo dai và tăng cường sức chiến đấu thì đây là một kỹ thuật vô cùng quan trọng. Khi thực hiện các cách vần gà ở trên, các bạn cũng cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng, chăm sóc gà đúng chuẩn để phát huy hiệu quả cao nhất.